CHẤT LIỆU VẢI - CỐT LÕI CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT CHIẾC T-SHIRT

“Từ những năm 1940, T-SHIRT đã vượt ra ngoài giới hạn ban đầu của mình. Nó không chỉ là chiếc “áo lót trong” như thời gian trước đó. T-shirt đã vươn mình và góp phần rất lớn trong việc thể hiện cá tính, phong cách riêng của những người trẻ thời bấy giờ. Điều này vẫn được duy trì cho đến hiện nay và được xem như một trong những yếu tố nền tảng của văn hoá đường phố.”



Nào! Hãy cùng BAD HABITS hệ thống lại kiến thức trong việc đánh giá chất lượng của item huyền thoại này thông qua chất liệu làm nên chúng nhé.


ĐƯỢC YÊU THÍCH BỞI SỰ THOẢI MÁI, TÍNH DỄ THÍCH NGHI!

T-SHIRT ngày nay rất đa dạng về form dáng lẫn hình in. Nhưng giá trị cốt lõi làm nên một chiếc T-shirt thì vẫn không hề thay đổi. Đó chính là CHẤT LIỆU! 

Để hiểu hơn về điều này, chúng ta nên ôn lại lịch sử hình thành T-SHIRT một chút. 


Những chiếc T-SHIRT thời kì đầu được thiết kế để sử dụng trong quân đội của các nước phương tây, như là một phần của bộ đồ lót đằng sau bộ quân phục. Mục đích của nó là để giúp các quân nhân tránh lạnh nên người ta chủ yếu dùng vải len và vải lanh. Nhờ vậy mà những người lính có thể chiến đấu tốt hơn trong điều kiện thời tiết lạnh giá thường gặp.



Sau đó, t-shirt tiếp tục được phổ biến trong giới công nhân với điều kiện làm việc chính là nóng ẩm với cường độ làm việc cực kì cao. Đây là lúc mà cotton lên ngôi trong việc may t-shirt.


CHẤT LIỆU LÀM NÊN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI MẶC.

Một chiếc t-shirt cotton  là một chiếc áo đơn giản, dễ mặc, dễ phối đồ. Nhưng đặc điểm quan trọng nhất nằm ở khả năng thấm hút mồ hôi và làm mát cơ thể cực kì tốt. Mấu chốt này đã làm cho T-SHIRT cotton luôn là ưu tiên hàng đầu trong tầng lớp lao động bình dân và dần dần trở thành một item quốc dân như hiện nay. Sự yêu thích với t-shirt cotton còn lớn hơn gấp bội với những quốc gia có khí hậu nóng ẩm mà điển hình là Việt Nam của chúng ta.



NHƯNG COTTON CŨNG CÓ COTTON NÀY COTTON KIA…

Nói đến cotton thì có ba loại cotton thông dụng nhất được phân chia dựa trên tỉ lệ cotton.


Đầu tiên là “Cotton 35/65” hay còn gọi là vải Tixi (gọi tắt là TC). Nó gồm có 35% sợi cotton được kết hợp với 65% sợi PE (sợi tổng hợp). Do vậy mà “đặc điểm cotton” của nó nằm ở mức thấp nhất. Nhưng giá tiền cũng tỉ lệ thuận theo nên đây là loại vải được sử dụng phổ biến nhất cho đại chúng.


Tiếp đến là “Cotton 65/35”. Loại vải này được qui định gồm 65% sợi cotton và 35% sợi PE. Nó có tính chất của cả hai loại vải và có đến 65% cotton nên giá thành của nó cũng tương đối cao. Được sử dụng nhiều trong các sản phẩm thời trang thuộc phân khúc tầm trung.


Cuối cùng là “Cotton 100%”, phát hiện “thần thánh” từ ngàn xưa của con người. Khỏi phải nói, khả năng hút ẩm, sự mềm mại… của nó là vô đối. Không khó hiểu khi loại vải này thường được dùng cho những sản phẩm cao cấp và có yêu cầu cao trong việc hạn chế kích ứng da cho người mặc (những sản phẩm dành riêng cho trẻ em, trẻ sơ sinh là một ví dụ).



Cũng chính vì những lý do đó mà cả BAD HABITSBAD RABBIT đều chọn Cotton 100% là chất liệu chính để tạo nên những chiếc t-shirt của mình. Lý do không chỉ đến từ sự phù hợp với khí hậu nước ta, độ bền cao, nhanh khô… mà còn là để đảm bảo thiết kế co dãn hai chiều, giúp áo luôn giữ form một cách hoàn hảo trong mọi trường hợp.



Tuy nhiên, điều gì cũng có ưu và nhược điểm nhất định. Đối với một số người, cotton 100% lại khá là “cứng”, bề mặt có vẻ thô ráp hơn so với những loại vải nhân tạo hay thậm chí là các loại cotton pha khác. Điều này là hoàn toàn không thể tránh khỏi.


Để có cái nhìn khách quan về tính chất này chúng ta cần hiểu rõ vải cotton được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông. Trải qua nhiều bước sử lý thì sợi bông thô mới được biến đổi một phần các tính chất vật lý và hoá học để trở thành sợi cotton.


Quy trình sử lý đó được bắt đầu với việc thu hoạch xơ bông, phân loại dựa trên chất lượng xơ. Sau quá trình lưu trữ, xơ bông sẽ được đem tinh chế nhằm loại bỏ các chất hoá học không cần thiết. Xơ bông sau khi tinh chế có dạng lỏng và được hòa tan với 1 loại dung dịch đặc biệt để tạo thành một hỗn hợp. Hỗn hợp này sau đó được đưa vào máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi dần dần thành sợi cotton sẵn sàng cho việc dệt.


Trong quá trình dệt, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu. Tiếp theo sẽ là bước tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu vải.


 

Như vậy có thể thấy rằng về bản chất sợi cotton 100% khá to, xốp (đảm việc việc thấm hút). Một sợi vải đủ chuẩn để mang đi dệt vốn dĩ là tập hợp của nhiều xơ vải li ti. Đây là nguyên nhân làm cho bề mặt vải cotton có một lớp lông nhỏ. Chính điều đó đã taọ cảm giác thô mộc khi sờ vào.


 

Khác với nhiều nơi khác, BAD thậm chí đã áp dụng thêm bước “cắt lông” đối với nguyên liệu vải cotton 100% của mình. Nhưng điều đó cũng chỉ có thể giải quyết phần nào của vấn đề mà thôi. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chúng ta không thể đòi hỏi hơn nữa sự trơn láng, mỏng nhẹ… ở cotton 100%.



Nhìn chung, việc sử tin tưởng sử dụng loại vải này là minh chứng cho triết lý ĐẶT CHẤT LƯỢNG VÀ CON NGƯỜI LÊN HÀNG ĐẦU DOUBLE BAD COMPANY đã theo đuổi từ những ngày đầu.

Chấp nhận giá thành nguyên liệu cao hơn, chấp nhận các bước sản xuất phức tạp hơn… BAD luôn cố gắng để đem những sản phẩm tốt nhất đến cho khách hàng của mình

Cảm ơn các bạn vì đã đọc hết bài blog tâm huyết này. Đừng ngần ngại chia sẻ cảm nghĩ và những trải nghiệm của bạn cho Bad nhé !


Bài trước Bài sau
TRỞ LẠI ĐẦU TRANG

Đặt hàng thành công

550.000 VND
số lượng:
Xem giỏ hàng Thanh toán
article